Các bạn chắc hẳn đang tự hỏi SEO là cái gì? Nó có ăn được không? Nó có phải là thuốc thần dược giúp tăng doanh số lên hàng ngàn lần không? Và làm nó có khó không? Ở bài viết này, các bạn sẽ được nhìn nhận ở góc nhìn thực chiến kinh nghiệm các dự án SEO đúc kết ra. Đừng đọc nó nếu các bạn không muốn lên TOP!
- Này cưng, làm thế nào để bài viết này của người ta search từ khoá mà nó lên TOP Goolge?
- Có 2 cách cho anh: Một là anh SEO nó lên, Hai là anh Adwords cho nó
- Đm mày trả lời thế thì trả lời làm đéo gì?
- Thế em nói gì sai không? anh Search Google mà xem còn cái gì khác nữa không : )))
- Thế mày view cho anh cái tài khoản với
- : )) em biết đéo gì về Adwords đâu : )) Anh đi hỏi ông Đạt nhé
- Thế làm thế nào mấy cái bài này của anh SEO lên TOP?
- Ông có biết một khoá học SEO người ta học 20 – 30 giờ mà còn chưa làm được. Giờ tôi ngồi với ông ở đây 1 tiếng đồ hồ thì nói cái đéo gì để ông làm được. Thôi uống cafe đi, đừng làm tôi có lỗi với Đà Nẵng nữa
Menu bài viết [Ẩn]
Mục lục bài viết
Backlink
- Ủa tao tưởng mày làm SEO Content không cần backlink
- Haha lấy éo đâu ra. Hoặc là em làm link ít, hoặc là ngành quá dễ, web mạnh sẵn và có link rồi thì khỏi làm link nữa thôi
- Thế ngành của anh làm mỗi content nó có lên không?
- Lên thế đéo nào được : )))
- Thế sao bây giờ nó không đúng nữa
- Vì các ông spams bỏ mẹ ra. Google nó biết bọn làm SEO tự làm link tự vote cho mình rồi. Nội dung thì không hay mà lắm vote thì nó phạt vì tội thủ dâm tinh thần
- Thế sao nó biết làm mình làm link mà nó vẫn cho mình lên TOP?
- Vì nó sẽ hiểu là những backlink không phải do người dùng chia sẻ nữa. Nó hiểu là cái thằng làm SEO đang lang thăng PR cho thương hiệu của mình. Thằng nào spams thì vẫn chết, giờ hình như chỉ chết cái page nào backlink quá đà chứ Google nó không phạt cả cụm cả website nữa hay sao ý?
- Nghĩ sao khi em làm tour, anh làm khách sạn. Chúng ta liên kết với nhau thật và trên web của em đặt một cái link là “Đối tác làm ăn” trên phần sidebar trỏ về web của anh
- Ờ
- Google nó biết thừa để kinh doanh được thì ông này phải hợp tác với ông kia. Online thì thể hiện bằng link nạ
- Kiểu như anh làm sửa điều hoà thì anh phải link cho thằng sửa tủ lạnh. Còn thẳng đệ anh sửa máy giặt thì nó phải link cho anh ấy hả?
- Link cmn cho nhau luôn. Sửa điều hoà, sửa tủ lạnh, sửa máy giặt đều là các thứ cần sửa trong nhà. Nhà ai cũng có và nó đều có khả năng bị hỏng. Sửa quạt, sửa TV, diệt mối..nhà ai mà chả cần. Mấy bọn nhỏ nhỏ nó chẳng liên kết với đứa nào thì tạo mấy cái site liên quan kiểu thế rồi tự link cho nhau. Cái đấy gọi là site vệ tinh đấy. Goolge kiểu thấy “group” hung hãn quá, nhiều người vào quá tưởng làm ăn lớn cho lên TOP
- Link kiểu đấy diễn đàn nó toàn cho nofollow
- Kệ mẹ nó. Giá trị kỹ thuật yếu nhưng giá trị thương hiệu cao.
Social
- Lại còn like và thả tim thả cật nữa. Em mà share web của ông anh đấy lên Facebook anh có like bài của em không : )))
- like dạo thôi nhỉ : )))
- Anh có gì để comment ở cái status đấy không. Chắc có thể xin contact hỏi review là cùng, mà anh cũng sợ hiện lên newfeed thì chắc anh lại inbox chứ : )))
- Chắc anh không share bài của em đâu nhỉ : ))
- Thế nếu tao không làm backlink chỉ cầu nguyện người ta đọc xong bài bấm like, share comment thì có được không?
- Được nạ. Nhưng phải khéo
- Khéo như nào?
- 5 mẹo để điều hoà tiết kiệm điện hơn quạt
- 7 cách làm điều hoà nhanh mát hơn
- 9 cách xếp hình với cái điều hoà
- À mấy cái bài mẹo mẹo kia thì anh cũng có tý gọi là điều hướng đến dịch vụ nhé. Sẽ có một tỷ lệ nào đó một trong số những người đọc bài đang bị hỏng điều hoà, một số ít trong số đó lại muốn dùng dịch vụ của anh luôn.
- Thì chả thế. Mày tưởng tao viết bài cho người khác đọc chùa à. Đọc bài của tao thì phải cho tao PR chứ
- Mà anh hỏi này, anh thấy có thằng nó không có web nhưng nó làm Fanpage, search dịch vụ sửa điều hoà nó lên. Mày biết làm như thế không?
- Biết. Tối ưu cái fanpage đấy như website. Vì Fanpage Google hiểu là đại diện cho một thương hiệu trên mạng xã hội. Anh để ý giờ người ta dùng Facebook càng ngày càng nhiều nên search Google lúc nào chẳng cho ít nhất 1 kết quả Facebook. Google cho Facebook lên để người ta có bấm vào thì tiện mà tương tác, comment hỏi đáp luôn.
- Thế tối ưu cái fanpage xong có phải làm gì nữa không?
- Như trên.
- Như nào?
- Bài viết phải hay. Google nó nhận định hay hay không ở chỉ số Analytics. Các tín hiệu social like, comment, share nó như ớt, chanh, dấm đặt bên cạnh bát phở vậy, nó không coi là nguyên liệu chính của một bát phở ngon. Có cho thêm vào thì ngon hơn, mà không cho thì bát phở chỉ giảm độ ngon đi một chút thôi.
Onpage
- Cấu trúc web
- Người ta tìm thương hiệu thì phải vào trang chủ và page tĩnh. Thường thì 1 link trang chủ và 1 link page tĩnh giới thiệu đều lên TOP
- Người ta tìm từ khoá ngành sản phẩm hoặc dịch vụ thì phải vào danh mục, điều hướng người dùng của page danh mục là bấm vào bài viết rồi mới nhìn thấy nút mua hàng.
- Người ta search về đặc tính sản phẩm thì phải vào TAG, từ TAG thì người ta mới bấm vào các bài viết, vì mỗi bài viết về trong một TAG nhất đều chứa đặc tính mà người ta đang tìm.
- Còn lại là bài viết, nếu nó có nút mua hàng thì nó phải là cái nơi cuối cùng mà người dùng còn ở trên website.
TAG về bản chất nó là một dạng danh mục. Danh mục có thể hiểu là category, là một tập hợp những sản phẩm/dịch vụ nằm chung một ngành/nhóm. Còn TAG là đại diện cho một đặc tính mà nhiều sản phẩm/dịch vụ có. Rất khó lên được định nghĩa của 2 loại page này, search Google thì chẳng có chỗ nào giải thích mà dễ hiểu cả. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà setup cái nào là TAG, cái nào danh mục thôi. Hiểu nôm nalà: Danh mục thì phải có tính đại diện cho một Group, còn TAG thì có tính đại diện cho một tinh năng chung, đặc điểm chung của nhiều sản phẩm có thể nằm trong nhiều danh mục khác nhau.Ví dụ: Iphone 6, iphone 6s, iphone 7 là danh mục Iphone màu đỏ, Iphone 32 Gb, Iphone bản quốc tế, Iphone bản lock … là TAG
- Mày nói với anh dài dòng thế này làm gì? Mình có cái gì mình SEO cái ấy thôi chứ?
- Oh no no no no!! Google nó nhìn tổng thể cả cái website của anh chứ chẳng nhìn riêng lẻ từng bài. Ban đầu khi anh chỉ có một vài bài tốt thì nó nghĩ thương hiệu mới này thỉnh thoảng có cái nói đúng đúng hay hay thì nó cho lên TOP bài viết cụ thể. Nhưng càng về sau này, anh nói đúng nhiều quá, nhiều bài viết lên TOP quá thì nó đánh giá tổng thể cái website của anh là tốt, đỉnh cảo phải để Google coi mình như wiki của ngành mình vậy. Anh thấy Wiki mạnh không, viết cái gì phát ON TOP luôn.
- Thế nó đánh giá tổng thể website tốt thì nó liên quan gì đến cái cấu trúc danh mục như thế kia?
- Nếu tốt thì nó phải đầy đủ danh mục chiều ngang và nội dung có chiều sâu.
Content
- Thôi tôi xin ông, tôi đi cafe ngắm bỉn như người Đà Nẵng mà ông hỏi tôi nhiều vl
- Mày nói nhiều chứ tao hỏi mỗi mấy câu : ))
- Đm đéo nhé!! Content SEO thì anh cứ lên Facebook em mà đọc, vào phần note ý. Thỉnh thoảng nổi hứng thì em viết vài chủ đề nhỏ nhỏ thôi trên status ý. Anh chịu khó kéo wall mà đọc.
- uh. Nói tiếp đi, định giấy bài à haha
Trả lời